Hiển thị các bài đăng có nhãn TinTuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TinTuc. Hiển thị tất cả bài đăng

5 Xu hướng đầu tư Bất động sản năm 2023

 Khi bạn nắm được 5 xu hướng dưới đây, bạn có thể xem xét chuyển hướng sản phẩm, cũng như sắp xếp các công việc của mình phục vụ cho nhu cầu thị trường.

5 Xu hướng đầu tư Bất động sản năm 2023
XU HƯỚNG 1: Dịch chuyển từ Bất động sản ĐẦU CƠ sang Bất động sản TIÊU DÙNG.
Người mua Bất động sản thường có 2 nhóm: một là ĐẦU TƯ và hai là người mua để TIÊU DÙNG.
Trong bối cảnh siết tín dụng, lãi suất ngân hàng đang tăng thì khách đầu tư ít dần, lúc này chủ yếu là khách tiêu dùng.
Bất động sản đầu cơ: là những mảnh đất ở xa, mua và để đó, chờ đủ lâu, tăng giá và bán.
Bất động sản tiêu dùng: đất dùng để xây nhà ở, làm văn phòng hoặc kho xưởng. hay Mua để phục vụ công việc kinh doanh như: làm vận chuyển, làm giáo dục, y tế,...
Như vậy bạn có thể xem xét dịch chuyển sản phẩm mình kinh doanh từ Bất động sản đầu cơ sang loại Bất động sản tiêu dùng phục vụ nhu cầu của người dùng cuối này.

XU HƯỚNG 2: Dịch chuyển từ Bất động sản ở VEN ĐÔ về TRUNG TÂM, từ xa về gần.
Nhiều bạn đầu tư Bất động sản ở xa trung tâm, cách 3-4h di chuyển thì chuyển về đầu tư cách trung tâm 30-40 phút.
Mục tiêu của việc dịch chuyển này là đáp ứng tính thanh khoản (thanh khoản xếp số 1).
Thanh khoản tức là muốn bán tài sản thì có người mua nhanh, chuyển thành tiền mặt nhanh.
Trung tâm được hiểu là các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Cách hiểu thứ 2 là trung tâm các thành phố, các tỉnh, Thị Xã,...
Tất nhiên việc dịch chuyển từ ven đô về trung tâm, từ xa về gần này phù hợp với những nhà đầu tư với chiến lược đánh ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm), còn nhà đầu tư tầm nhìn trung và dài hạn 3-5 năm trở lên thì họ vẫn mua ở xa.
Xu hướng thứ hai này phù hợp với các bạn đánh ngắn, ưu tiên tính thanh khoản

XU HƯỚNG 3: SĂN TÀI SẢN THANH LÝ, “NGỘP”.
Trong giai đoạn này bạn có thể đi xem và trả giá các Bất động sản giảm được từ 15-20%.
Nhiều người hiện nay đang vay ngân hàng, áp lực trả lãi ngân hàng sẽ phải chấp nhận bán cắt lỗ.
Lúc này thời gian là kẻ thù của người bán, càng kéo dài càng mệt mỏi, càng áp lực. Khó khăn của người này, là cơ hội của người khác.
Lưu ý: Chúng ta nên tách ra làm 2 loại, có những nơi, những loại hình Bất động sản ví dụ đất ở khu vực xa xôi nó sẽ xuống nữa nếu như nó xuất phát từ giai đoạn sốt ảo.
Tuy nhiên có những khu vực, loại hình Bất động sản ở trung tâm, mặt đường to, vị trí đẹp, nguồn cung không nhiều thì có khi hở ra là vẫn mất hàng. Lúc thị trường trầm lắng, bạn có thể mua được nhiều tài sản ngon mà trước đó ít khi xuất hiện.
Chú ý: Thời điểm này nên tỉnh táo để phân biệt được tài sản ngon bán giá “ngộp” và tài sản giá rẻ vì có vấn đề (pháp lý, phong thủy, quy hoạch, hay sản phẩm từ giai đoạn sốt ảo,...)

XU HƯỚNG 4: TỪ Bất động sản LÃI VỐN sang Bất động sản DÒNG TIỀN.
Bất động sản lãi vốn là gì: Là Bất động sản bạn mua giá 10 đồng, tăng lên thành 12, 13, 20 đồng.
Bất động sản dòng tiền: là bất động sản có thể khai thác thu tiền về hàng tháng, hàng năm theo tỷ suất 5-10%/năm, sau này giá trị bất động sản tăng tính sau.
Bạn có thể đầu tư Bất động sản dòng văn phòng, cho thuê thu tiền hàng tháng, Bất động sản nghỉ dưỡng để khai thác ăn chia với chủ đầu tư.
Tính ra Bất động sản dòng tiền sẽ phân ra 3 loại:
+ Dòng tiền thấp
+ Dòng tiền cao
+ Dòng tiền ổn định và không ổn định.
Thời gian qua có những câu chuyện chủ đầu tư cam kết với nhà đầu tư khai thác cho thuê cam kết 10-12%/năm. Tuy nhiên hết thời hạn 5 năm thì chủ đầu tư báo lỗ, nhà đầu tư náo loạn, lúc này mới biết là đầu tư kiểu này không hiệu quả.
Nhiều người đã dịch chuyển sang loại hình bất động sản dòng tiền này: mua đất xây tòa nhà cho thuê, mua đất đầu tư khách sạn, homestay,...

XU HƯỚNG 5: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Nhiều người xác định điểm vào và điểm ra khi đầu tư bất động sản.
Giai đoạn này phù hợp làm pháp lý: ví dụ tách thửa, 1 số tài sản tách làm 2-3 vòng. Nhiều trường hợp thì giai đoạn này làm chuyển đổi mục đất sử dụng đất, cải tạo, làm mặt bằng.
Một số chủ đầu tư thì giải phóng mặt bằng, làm thủ tục pháp lý.
Giai đoạn rất tuyệt vời để làm pháp lý cho bất động sản
Giai đoạn này một số bạn cũng tập trung học tập, kết nối, phát triển cá nhân.
Sự nghiệp bất động sản của bạn là 20-30 năm thì dành một vài năm để học tập và phát triển cá nhân là điều tất nhiên rồi.

Thì bài học rút ra dành cho các bạn là, cứ sau 2 đến 3 năm mà thu nhập của bạn không gia tăng được, tức là bạn đang bị giới hạn về nhận thức, và đến lúc bạn nên có một công cụ mới.
Ngồi ở nhà thì không nghĩ ra được, Giai đoạn này một số bạn vẫn tích cực đi xem và tìm cơ hội.
Cũng có nhiều người đang quan sát và chờ tín hiệu kinh tế vĩ mô điều chỉnh như tình hình siết tín dụng, tăng lãi suất, tình hình chiến tranh,...

Thông Tin Nhà Ở Xã Hội Thủ Thiêm Green House Quận 2

TỔNG QUAN DỰ ÁN CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
  • Vị trí: Đường Võ Chí Công – P. Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 – TP Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Thủ Thiêm Group; Tổng thầu xây dựng: Công ty XD Phước Thành
  • Quy mô: 20,875m2; Mật độ xây dựng: 60%
  • Diện tích xây dựng: 12,525m2; Diện tích cây xanh: 4,175m2; Tổng diện tích sàn xây dựng: 93,931.9m2
  • Quy mô: 4 tòa tháp căn hộ A-B-C-D; Chiều cao: 5-9 tầng
  • Loại hình sản phẩm: căn hộ 1- 2 Phòng Ngủ; Số lượng: 1040 căn hộ
  • Giá bán: 28 triệu/m2 đã VAT
  • Khởi công: Tháng 10/2021; Bàn giao: từ Quý 4/2023
  • Ngân hàng tài trợ: dự án chỉ trả góp không lãi suất trong 5 năm, không hỗ trợ vay ngân hàng
  • Hình thức sở hữu: 50 năm

Lưu ý: Dự án nhà ở xã hội Thủ Thiêm Greeen House Quận 2 đang đốt nóng thị trường TPHCM trong quý 2.2023. Tuy nhiên để tránh mất thời gian, công sức, Quý khách hàng quan tâm vui lòng xem kỹ mình có đủ điều kiện nằm trong nhóm khách hàng thuê mua hay không, chi tiết nằm ở phía cuối bài viết.

VỊ TRÍ DỰ ÁN THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Dự án Thủ Thiêm Green House tọa lạc mặt tiền đại lộ Võ Chí Công, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP Thủ Đức. Từ dự án cư dân di chuyển thuận tiện, nhanh chóng tới khu vực trung tâm Q1, Q7 thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.
Vị trí dự án
THIẾT KẾ CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Dự án Nhà Ở Xã Hội Thủ Thiêm Green House Quận 2 được thiết kế 1 - 2 phòng ngủ nhỏ gọn nhưng hợp lý với các diện tích 26,68m2 - 38.85m2 - 54.54m2 - 61.91m2 - 62.13m2 - 68.45m2 (tim tường). Trong đó 2 căn phổ biến (chiếm tỷ lệ nhiều nhất) là căn hộ 2 phòng ngủ 54.54m2 và 62.13m2.
Phối cảnh tổng thể dự án Căn hộ Thủ Thiêm Green House Quận 2

MẶT BẰNG TẦNG CĂN HỘ

mat-bang-tang-tret-du-an-nha-o-xa-hoi-thu-thiem-green-house-quan-2

Mặt bằng tầng trệt Nhà ở xã hội căn hộ Thủ Thiêm Green House Quận 2

THIẾT KẾ CHI TIẾT TỪNG CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2

THIẾT KẾ CĂN HỘ 1 PHÒNG NGỦ + 1

thiet-ke-can-ho-2-phong-ngu-a1-du-an-nha-o-xa-hoi-thu-thiem-green-house-quan-2

Căn hộ 1 phòng ngủ (38.85m2)

THIẾT KẾ CĂN HỘ 2 PHÒNG NGỦ

thiet-ke-can-ho-2-phong-ngu-c1-du-an-nha-o-xa-hoi-thu-thiem-green-house-quan-2

Căn hộ 2 phòng ngủ điển hình (68.45m2)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Giá bán căn hộ: 28 triệu/m2 đã VAT
Phương thức thanh toán Nhà ở xã hội căn hộ Thủ Thiêm Green House Quận 2
ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ MUA CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2
Khác hàng cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây:
  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu dưới 10m2/người.
  • Phải có đăng ký thường trú tại Tp.Thủ Đức hoặc TPHCM; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại thành phố Tp.Thủ Đức hoặc TPHCM;
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên và có giấy xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội tại nơi đăng ký tham gia thuê nhà ở xã hội.
  • Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Sau khi xét duyệt của Sở xây dựng:
  • Người đứng tên trên hồ sơ đăng ký thuê NOXH bắt buộc phải có đủ hồ sơ, có mặt ký giấy tờ.
  • Sau khi hồ sơ đầy đủ, sẽ được CĐT gởi lên Sở xây dựng xét duyệt và kiểm tra, những đối tượng nào khai đúng hồ sơ, không khai man, không có giấy tờ giả, thông tin đúng sự thật, thuộc quy định của pháp luật sẽ được xét duyệt và đưa vào danh sách thuê.
  • Sau khi có danh sách của Sở xây dựng công bố, Chủ đầu tư sẽ thông báo cho khách hàng biết về kết quả, hẹn ngày ký hợp đồng thuê.
  • Trường hợp Khách Hàng không đủ điều kiện xét duyệt, bị Sở Xây Dựng loại hồ sơ hoặc xóa tên khỏi danh sách thì CĐT sẽ thông báo cho KH biết, đồng thời trả lại hồ sơ cho KH và trả lại tiền cọc, tiền giữ chỗ đã nhận nếu có (không tính lãi, không phạt cọc);
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CĂN HỘ THỦ THIÊM GREEN HOUSE QUẬN 2 

Giằng co tâm lý đầu tư BĐS cuối năm 2022: “ôm tiền” hay “đi săn”? (10.12.2022)

 Khi các đợt tăng lãi suất khiến nhà đầu tư ngần ngại tham gia thì trường thì thông tin nới room tín dụng cuối năm 2022 lại mang đến tâm lý tích cực. Trên các diễn đàn đầu tư Bất động sản đang xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều về việc đầu tư đón đầu vào thời điểm trầm lắng hay tích trữ vốn chờ tín hiệu rõ ràng hơn.

Một số nhà đầu tư đã bắt đầu "gom hàng" trong thời điểm thị trường trầm lắng
Không nên bỏ lỡ cơ hội
Những thông tin về room tín dụng mới mang đến những thay đổi tích cực trong tâm lý của nhà đầu tư. Theo đó, ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm nay thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Ước tính quy mô tín dụng cho nền kinh tế có thể tăng thêm đến 150.000 - 200.000 tỉ đồng.

Dù các tác động của việc nới room tín dụng trước đó không mang lại hiệu quả rõ rệt đối với thị trường bất động sản do nguồn tiền vẫn sẽ ưu tiên cho việc sản xuất – kinh doanh, nhưng các nhà đầu tư vẫn tin rằng bằng cách gián tiếp, dòng tiền vẫn sẽ chảy về thị trường nhà đất.

Anh Khánh (Hà Nội, làm việc tại TP.HCM) cho rằng nếu tận dụng được nguồn tín dụng cuối năm thì vẫn nên đầu tư vào bất động sản.

“Bất động sản không phải là kênh sinh lời chính của tôi mà chỉ là phương tích lũy tài sản. Trước khi đầu tư tôi phải dự phòng khoản tiền để duy trì kinh doanh chính, vốn không nhiều nên tôi kết hợp với bạn bè thành nhóm đầu tư. Nếu cuối năm vay được ngân hàng thì có thể dùng khoản dự phòng kinh doanh để đầu tư đất, năm sau thị trường phất lên thì bán đi vẫn có lời”, anh Khánh cho biết.
Các nhà đầu tư lên phương án tận dụng việc nới room tín dụng cuối năm để tăng vốn cho đầu tư nhà đất
Nhà đầu tư cho biết khả năng tiếp cận tín dụng cao vì doanh nghiệp của anh hoạt động khá ổn định qua mùa dịch, các khoản vay ngân hàng đều tất toán đúng hạn, và anh xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng khu vực.

“Bên tôi sản xuất phân bón, đầu năm nhu cầu sẽ tăng nên cần vốn để gia tăng sản xuất từ đó sẽ dễ được duyệt khoản vay. Điều tôi lo bây giờ là ngân hàng tôi làm việc cùng sẽ được bố trí bao nhiêu tiền, có đủ phân bổ đúng nhu cầu kế hoạch của mình hay không”, anh Khánh cho biết.

Theo nhà đầu tư, khi đã có khoản tín dụng cho kinh doanh, anh và nhóm sẽ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi chốt các giao dịch tiềm năng để làm đầy giỏ hàng cuối năm. Chuẩn bị cho mùa giao dịch vào quý 2/2023.

“Thời gian qua nhóm tôi đã chấm một vài sản phẩm tốt và có chiều hướng giảm giá rồi, chỉ cần gom đủ vốn là đi thương lượng, chốt sớm không sẽ bị người khác chiếm mất. Mấy tháng nay người ta đã bắt đầu đi gom hàng rồi, mình chần chừ thì sẽ mất cơ hội”, anh Khánh chia sẻ.

Dữ trữ tiền mặt để chuẩn bị cho cơ hội tốt hơn
Chia sẻ ý kiến đối lập, chị Phương (TP.Thủ Đức) cho biết đã gửi phần lớn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để đón lãi suất huy động cao.

“Trước đây, chúng tôi phân bổ tiền ở nhiều ngân hàng để phòng tránh rủi ro, khi cần thì rút nhanh chóng. Giờ tập trung vào 2 tài khoản, gửi kỳ hạn 3-6 tháng những số tiền lớn thì mức lãi cũng khả quan. Nhìn chung thời điểm này dự trữ tiền mặt vẫn hơn là đầu tư”, chị Phương chia sẻ.

Chia sẻ về việc đầu tư bất động sản, chị Phương cho rằng vợ chồng chị ưu tiên phân khúc đất nền vì khả năng sinh lời cao và thu hồi vốn nhanh.

“Đất giữ của (dự trữ tài sản-PV) thì vợ chồng tôi đều có rồi, giờ muốn đầu tư vào cái gì dễ sinh lời một chút chứ đầu tư kiểu lâu dài phát sinh nhiều vấn đề không thể quản lý hết được. Trước đây tôi cũng có mấy căn nhà mua rồi cho thuê ở dưới quê (Bình Dương) nhưng sau phải bán đi vì không có thời gian chạy đi chạy lại”, chị Phương cho biết.

Chị Phương cho rằng hiện tại phân khúc nhà liền thổ không phải là phương án đầu tư phù hợp vì mức giá quá cao, khó giảm giá, tiềm năng sinh lời cũng không đủ hấp dẫn. Đặc biệt nhà phố vùng nội đô đã đến mức bão hóa, khả năng chênh lệch khi giao dịch không cao còn nếu khai thác cho thuê thì không bằng lãi suất gửi ngân hàng.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cho rằng đây không phải là thời điểm tốt để đầu tư đất nền. Trong khi giá sản phẩm quá cao nhưng thanh khoản lại kém, việc chôn vốn nhàn rỗi lâu không phù hợp với tiêu chí đầu tư của vợ chồng chị.
Nhiều nhà đầu tư không thích "chôn" nguồn vốn dự trữ quá lâu
Quan sát thị trường kết hợp tham khảo các số liệu phân tích, chị Phương và chồng lên kế hoạch sẽ tạm hoãn kế hoạch đầu tư trong 6 tháng tời. Thời gian này sẽ tập trung vào công việc kinh doanh để gia tăng nguồn vốn nhàn rỗi.

“Đến thời điểm giá giảm đến mức hợp lý thì số người mua bán giao dịch cũng sẽ nhiều hơn. Khi đó ai có vốn mạnh thì thắng. Mình quan điểm thu lời từ nhu cầu của thị trường nên cũng không quá quan trọng chênh lệch đáy-đỉnh”, chị Phương chia sẻ.

Kế hoạch của chị Phương cũng có cơ sở khi các chuyên gia cũng cho rằng thị trường bất động sản chưa thể có các tín hiệu tích cực trong ngắn hạn.

Chia sẻ tại một hội thảo gần đây, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhận định thị trường có những điều chỉnh đi xuống nhưng tốc độ giảm còn thấp, mức giảm cũng chưa cao, chưa thể coi là đáy. Với các nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro thì nên quan sát thêm đến quý 2/2023 để nắm bắt được xu hướng của thị trường.

“Có thể, qua Tết thị trường bất động sản sẽ bình ổn lại, đến quý 3, quý 4 năm sau, thị trường sẽ tăng trưởng ổn định”, ông Quang dự báo.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc AFA Capital, cho rằng diễn biến lãi suất sẽ là một trong những yếu tố báo hiệu sự đảo chiều của giá bất động sản.

“Theo quan điểm của tôi khi nào lãi suất chưa đạt đỉnh thì giá trị tài sản chưa thể nào đạt đáy. Và hiện tại lãi suất chưa đạt đỉnh, và khả năng lãi suất còn tiếp tục đi lên nên giờ chưa phải đáy bất động sản”, ông Tuấn cho biết.

Trong khi đó, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng trong thời gian tới do kinh tế vĩ mô và bối cảnh thị trường hiện đang ở pha điều chỉnh mạnh. Bên cạnh giá giao dịch bất động sản, các yếu tố về luật Đất đai, siết room tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến thanh khoản thị trường.
(Nguồn Cafeland)

Kinh tế và dân số phát triển nhanh, Bình Dương kiến nghị cơ chế đặc thù (21.09.2022)

Khoảng 5 năm gần đây, mỗi năm tỉnh Bình Dương tăng trung bình 100.000 dân, trên 1.000 doanh nghiệp. Bộ máy hành chính vốn thiếu nhân lực lại chịu nhiều áp lực trong quá trình tinh giản biên chế, khiến tỉnh này thiếu trầm trọng cán bộ, công chức, viên chức.
Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.
Ngày 21.9.2022, UBND tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh vừa làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nội vụ về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế, tinh giản biên chế và đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương.​

Thiếu trầm trọng cán bộ, công chức, viên chức
Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương, tổ chức hành chính thuộc cấp tỉnh đã giảm được 1 ban quản lý, giảm 5 chi cục và giảm 45 phòng, ngoài ra giảm 10 phòng thuộc Chi cục.

Về biên chế công chức cấp tỉnh, huyện được Chính phủ giao năm 2015 là 1.986 biên chế, năm 2022 còn 1.711 biên chế (tinh giản 10% biên chế theo quy định).
Chương trình làm việc.
Về số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Nội vụ thẩm định năm 2015 là 24.614 người, năm 2022 là 21.852 người, giảm 2.762 người (tỷ lệ 11,22%).

Sở Nội vụ Bình Dương cho biết, tỉnh có 1.711 biên chế đứng thứ 53 của cả nước trong khi đóng góp ngân sách trong TOP 5, thu hút đầu tư nằm trong TOP 3, dân số đứng thứ 6 cả nước. Xét về quy mô dân số, tốc độ phát triển của tỉnh thì đây là điều bất hợp lý.

Việc phải tinh giản biên chế trong bối cảnh tăng dân số (tăng khoảng 100.000/năm, hiện Bình Dương có khoảng 2,6 triệu dân), tăng số doanh nghiệp, cùng với việc cào bằng phân bổ cán bộ giữa các địa phương tăng đã gây ra nhiều áp lực đối bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp, nhất là nơi tập trung đông công nhân lao động.

Ví dụ, năm nay ngành giáo dục Bình Dương đang thiếu trầm trọng giáo viên. Tỉnh hiện có khoảng 527.000 học sinh (tăng 27.000 học sinh so với năm trước). Theo Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương thiếu 3.000 giáo viên cho năm 2022. Hệ quả gây ra là sĩ số trên lớp học vượt quy định và chất lượng giảng dạy, học tập của học sinh không đảm bảo...
Số bệnh nhân quá đông trong dịch bệnh vừa qua vượt quá khả năng của y tế địa phương vì nhân lực mỏng.
Đối với bộ máy địa phương cấp phường, có phường dân số từ 100.000-120.000 dân (phường An Phú, Bình Hòa, Thuận Giao), chưa kể người lao động di chuyển khoảng 20.000-40.000 lao động. Khi xảy ra dịch bệnh, số cán bộ của phường loại 1 là quá ít để thực hiện khối lượng công việc khổng lồ. Hay như xảy ra các sự cố cháy nổ, tai nạn lực lượng phòng cháy của phường không có để nhanh chóng xử lý ứng cứu. Việc đảm bảo an ninh trật tự, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các phường này cũng không thể đảm bảo khi cán bộ quá ít ỏi.

Xin cơ chế đặc thù
Tại chương trình làm việc, các địa phương đông công nhân lao động đã có những kiến nghị Đoàn công tác của Bộ Nội vụ.

Các ý kiến tập trung kiến nghị Trung ương xem xét có cơ chế chính sách đặc thù về biên chế đối với các địa phương có dân số đông, tốc độ kinh tế - xã hội phát triển nhanh như Bình Dương. Việc phân bổ cán bộ, công chức, viên chức, không nên cào bằng giữa các địa phương.

Việc phân bổ phải dựa theo dân số, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tỉnh kiến nghị Trung ương sớm áp dụng chính sách cải cách tiền lương để cải thiện đời sống, động viên tinh thần cho cán bộ.
Các sở ngành Bình Dương phát biểu kiến nghị.
Đại diện Sở Nội vụ Bình Dương kiến nghị Trung ương cho cơ chế để tỉnh thực hiện hợp đồng dài hạn từ ngân sách của địa phương và thực hiện chính sách, chế độ như biên chế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đại diện đoàn công tác của Bộ Nội vụ cho biết, sắp tới, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế về biên chế đối với các tỉnh tự chủ ngân sách, trao quyền tự chủ cho địa phương trong biên chế. Bình Dương và các địa phương căn cứ thực tiễn để đề xuất cách thức phân bổ, tỷ lệ biên chế…​​
(Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/kinh-te-va-dan-so-phat-trien-nhanh-binh-duong-kien-nghi-co-che-dac-thu-1095615.ldo)

Bình Dương chuẩn bị giải phóng mặt bằng làm đường vành đai 3 TPHCM (28.08.2022)

Tỉnh Bình Dương đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường vành đai 3 TPHCM.
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM có đoạn trùng đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 15,3km.
Ngày 28.8.2022, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, các đơn vị liên quan của tỉnh đang khẩn trương thực hiện các bước pháp lý để thực hiện dự án đường vành đai 3 TPHCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Dự kiến sẽ khởi công thực hiện vào tháng 4.2023, hoàn thành trước năm 2026.

Đường Vành đai 3 qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài khoảng 26,6 km đi qua thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. Điểm bắt đầu từ nút giao Tân Vạn đến cầu Bình Gởi gồm: Nút giao Tân Vạn có chiều dài 2,53km, đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn dài 8,23km, đoạn trùng đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 15,3km. Dự án quy mô 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật dự trữ mở rộng.

Theo tính toán, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 19.280 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng 13.528 tỉ đồng.
Sơ đồ tuyến đường Vành đai 3 TPHCM.
Đến nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đang triển khai các bước đầu trong công tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.

Sắp tới sẽ trình phê duyệt giải phóng mặt bằng đợt 1, tổ chức khảo sát lập dự án bồi thường hỗ trợ và tái định cư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đánh giá tác động môi trường.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban quản lý kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch chi tiết công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án, hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục liên quan đến giải phóng mặt bằng.
Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương kiểm tra dự án đường vành đai 3 TPHCM.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong buổi kiểm tra dự án, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, yêu cầu các đơn vị liên quan cần tập trung tất cả nguồn lực để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Xác định giá đền bù, lắng nghe các ý kiến kiến nghị của người dân để tạo sự đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Văn Lợi đề nghị thành phố Thuận An thành lập Tổ chuyên tiếp nhận kiến nghị của người dân liên quan đến dự án, bố trí đầu tháng 10.2022 tổ chức Lễ ra quân giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến.

Bí thư tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, tất cả các thủ tục phải đúng quy định nhưng cần nhanh chóng. Giao đơn vị chủ đầu tư, tháng 3.2023 phải thực hiện đấu thầu xong dự án, chậm nhất đến ngày 30.4.2023 phải khởi công dự án.
(Nguồn Báo laodong.vn)

Những dự án giao thông liên vùng sắp được triển khai ở Bình Dương? (20.08.2022)

Bình Dương là tỉnh nằm giữa vùng Đông Nam Bộ, hiện tỉnh này đang phối hợp với các tỉnh và thành phố giáp ranh thực hiện các dự án xây dựng đường, cầu kết nối vùng nhằm tạo lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Dự án đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đã xây dựng được một đoạn qua Khu công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát.
Theo ghi nhận, những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều dự án xây dựng các tuyến đường, cầu kết nối với các tỉnh giáp ranh, tuy nhiên tiến độ vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Ngày 20.8.2022, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh vừa có cuộc họp để nắm tình hình triển khai và thúc tiến độ các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng tạo lực đẩy cho sự phát triển công nghiệp-đô thị - dịch vụ.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, đối với địa bàn giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, hiện hai tỉnh thành đang phối hợp triển khai các dự án như: Nâng cao tĩnh không cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1; rà soát vị trí cầu bắc qua sông Sài Gòn trên đường Vành đai 4; nút giao thông Sóng Thần; kết nối đường An Bình - Đào Trinh Nhất đến đường Phạm Văn Đồng; kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13…
Tỉnh Bình Dương đang mở rộng tuyến quốc lộ 13 kết nối nhanh hơn với thành phố Hồ Chí Minh
Đối với dự án thành phần của đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh.

Trong khi đó, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Bình Dương, hiện Tổng Công ty Becamex IDC đã lập Đề án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 với quy mô mặt cắt ngang 74,5m (kể cả đoạn đã đầu tư trong Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 và Việt Nam - Singapore II-A). Sau khi hoàn thiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì nghiên cứu tổng thể tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Về tình hình triển khai các dự án đường sắt, Bình Dương kiến nghị đầu tư dự án kéo dài tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng, Thành phố Dĩ An bằng nguồn vốn ODA. Trong đó giai đoạn 1 kéo dài 1,8km từ ga Suối Tiên về ga nút giao Bình Thắng (hình thức đầu tư vận hành theo hướng tỉnh Bình Dương đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.Hồ Chí Minh quản lý). Giai đoạn 2, 3 kéo dài 25,2km từ Dĩ An về ga Trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Tỉnh cũng đang nghiên cứu tổng thể, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép để tiếp tục đề xuất dự án.

Về hướng giáp ranh tỉnh Đồng Nai, hai tỉnh đã rà soát, cập nhật quy hoạch đảm bảo triển khai các dự án: Cầu Hiếu Liêm, cầu Thạnh Hội 2, trục giao thông ĐT.747 - Bùi Hữu Nghĩa - ĐT.743a, hệ thống đường bộ kết nối giữa thành phố Biên Hòa với thành phố Dĩ An…
Dự án cầu kết nối Bình Dương và Tây Ninh.
Về hướng Tây Ninh, hai tỉnh đang xây dựng cầu kết nối đường ĐT 744 của huyện Dầu Tiếng, Bình Dương và đường ĐT 784 của huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.

Ngoài ra, về hướng Bình Phước còn có dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang rà soát cập nhật quy hoạch hướng tuyến tại nút giao Gò Dưa. Về phía tỉnh Bình Dương đang tổ chức lấy ý kiến các ngành chức năng về việc chuẩn bị đầu tư dự án, Tổng Công ty Becamex IDC đã phối hợp lập báo cáo tiền khả thi dự án.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải, các sở, ngành liên quan và địa phương phối hợp với các sở, ngành chức năng của các tỉnh nghiên cứu kĩ phương án, vị trí xây dựng, hướng tuyến đường. Đồng thời, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông kết nối để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
(Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/binh-duong-thuc-day-nhanh-tien-do-nhieu-du-an-giao-thong-ket-noi-vung-1082987.ldo)

Chi 1.400 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 nối TPHCM - Bình Dương lên 8 làn xe

Việc mở rộng thêm 2 làn xe trên Quốc lộ 13 với kỳ vọng giảm ùn tắc giao thông, thuận lợi lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân.

Sáng 26/4, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ TP Thuận An đến TP Thủ Dầu Một (bắt đầu từ điểm tiếp giáp TP.HCM).

Quốc lộ 13 đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài hơn 60km được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay với 6 làn xe.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng mạnh và cư dân đông gây quá tải trên đường Quốc lộ 13 nhất là đoạn cửa ngõ tiếp giáp giữa Bình Dương với TP.HCM.
Từ đó, Bình Dương thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 13 thêm 2 làn xe (mở rộng về bên phải, hướng từ TP.HCM đi Bình Dương) để tuyến đường đạt quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 40,5m.

Được biết, bước đầu sẽ mở rộng đối với đoạn Quốc lộ 13 từ giáp TP.HCM đến đường Lê Hồng Phong (giáp TP Thủ Dầu Một) dài gần 12,7km.

Để thuận tiện trong công tác giải phóng mặt bằng ngành chức năng địa phương chia thành ba đoạn: đoạn từ nút giao đại lộ Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong dài 4,9km, đoạn từ cầu Ông Bố đến đại lộ Hữu Nghị dài 2,9km và đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố dài 4,9km.

Ngoài việc mở rộng Quốc lộ 13 thêm 2 làn xe, Bình Dương đang triển khai thực hiện các dự án giao thông liên kết với tuyến đường này, qua đó tạo ra một hành lang thông thoáng.

Theo đó, đoạn Quốc lộ 13 từ nút giao đại lộ Tự Do đến đường Lê Hồng Phong sẽ giao nhau với dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Việc Bình Dương khởi công mở rộng Quốc lộ 13 lên 8 làn xe sẽ cộng hưởng với các dự án vành đai và cao tốc, tạo sức ảnh hưởng mang lại hiệu quả cao nhất. Tổng kinh phí dự án mở rộng này khoảng 1.400 tỷ đồng.

(Nguồn: Báo Tiền Phong https://tienphong.vn/chi-1-400-ty-dong-mo-rong-quoc-lo-13-noi-tphcm-binh-duong-len-8-lan-xe-post1433756.tpo)

Khởi công Khu công nghiệp VSIP III - Bình Dương

Đây là dự án thứ ba mang thương hiệu VSIP tại Bình Dương và là dự án thứ 11 của VSIP Group tại Việt Nam.

Sáng 19-3-2022, tại TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, lễ động thổ Khu công nghệp (KCN) VSIP III đã được tổ chức. Tham dự sự kiện này có Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo trung ương và địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan mô hình KCN VSIP III
KCN VSIP III sở hữu vị trí đắc địa, liền kề các VSIP hiện hữu ở Bình Dương và trung tâm Thành phố Mới Bình Dương; nằm trên trục đường Vành đai 4, dễ dàng tiếp cận đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. KCN VSIP III có vị trí thuận lợi, từ đây dễ dàng di chuyển đến các cảng và sân bay, cũng như kết nối đến các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

VSIP III - Bình Dương rộng 1.000 ha, đánh dấu cột mốc quan trọng đối với Liên doanh VSIP bởi dự án này thực hiện việc chuyển đổi chiến lược theo hướng phát triển bền vững hơn, với mô hình KCN thông minh và bền vững.
KCN VSIP III tọa lạc tại phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên
VSIP III - Bình Dương được thiết kế để tích hợp công nghệ thông minh trong các hoạt động, từ việc sử dụng năng lượng, nước, chất thải đến quản lý giao thông và an ninh.

Việc sử dụng các thiết bị giám sát theo thời gian thực để theo dõi, phân tích và tối ưu hóa hiệu suất từ xa, giúp tăng cường giám sát trực quan trước các hoạt động - sẽ giúp KCN này trở nên an toàn, đáng tin cậy cho khách hàng và người lao động.

Giai đoạn 1 của dự án với diện tích 100 ha đã đạt điều kiện để được cấp Chứng nhận Xanh Green Mark của Cơ quan Quản lý xây dựng Singapore (BCA) đối với các KCN, giúp VSIP III - Bình Dương trở thành một trong những môi trường làm việc xanh và bền vững tại Việt Nam.

Một đặc điểm nổi bật khác của VSIP III - Bình Dương là trang trại năng lượng mặt trời tại chỗ rộng 50 ha mang lại lợi ích, độ tin cậy và tính bền vững về việc cung cấp điện cho các khách hàng lớn tại KCN này. Khách hàng đầu tiên của KCN tiếp cận trang trại năng lượng mặt trời đã được quy hoạch là Tập đoàn LEGO của Đan Mạch.

Đến nay, 31 tập đoàn, công ty trong và ngoài nước đã quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại VSIP III - Bình Dương, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỉ USD vốn đầu tư dự kiến.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Becamex IDC giới thiệu KCN VSIP III với Thủ tướng
Từ VSIP đầu tiên tại TP Thuận An, tổng quỹ đất của Tập đoàn VSIP đã tăng lên gần 10.000 ha ở Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bình Định .

VSIP đang cung cấp hạ tầng sản xuất cho 880 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 17 tỷ USD; tạo việc làm cho hơn 295.000 lao động trong và ngoài nước.
Chính thức khởi công KCN VSIP III
(Theo Báo Người Lao Động)

Bình Dương tập trung vốn cho loạt dự án đường giao thông liên kết vùng

TPO - Để thực hiện các “siêu dự án” đường giao thông liên kết vùng, tỉnh Bình Dương sẽ cắt giảm nguồn vốn ở dự án quy mô nhỏ. Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến Bình Dương phải chi gần 50.000 tỷ đồng để đầu tư công.
Bình Dương ưu tiên vốn phát triển dự án giao thông liên kết vùng-ảnh 1
Ngày 18/11/2021, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị, địa phương liên quan đến đầu tư công.

Tại cuộc họp, một số địa phương đã kiến nghị xem xét, cân đối để bố trí thêm vốn cho các dự án mang tính cấp thiết nhằm phát triển kinh tế- xã hội. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, một số địa phương xin chuyển nguồn vốn năm 2021 sang năm 2022 để thực hiện.

Ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, qua rà soát các nguồn vốn trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến có khả năng cắt giảm, huy động vốn cho các dự án giao thông quan trọng của tỉnh như: Đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Mỹ Phước – Tân Vạn,... ngay sau khi các dự án đảm bảo thủ tục đầu tư và đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định.
Bình Dương ưu tiên vốn phát triển dự án giao thông liên kết vùng-ảnh 2
Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương Phạm Văn Chánh cho biết thêm, tới đây địa phương sẽ ưu tiên thứ tự công trình, dự án mang tính cấp thiết để rót vốn thực hiện trước.

Theo kế hoạch, vốn ngân sách của tỉnh Bình Dương dành cho đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 gần 50.000 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh bố trí 31.912 tỷ đồng cho 445 dự án; vốn ngân sách cấp huyện phân bổ 9.500 tỷ đồng cho 9 huyện, thị xã, thành phố; vốn bội chi ngân sách tỉnh năm 2021 bố trí 204,5 tỷ đồng cho 2 dự án.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh chiếm 70 tỷ đồng; dự phòng ngân sách tỉnh hơn 7.945 tỷ đồng dự kiến bố trí cho 62 dự án đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện bố trí vốn thực hiện. Đồng thời, nguồn ngân sách trung ương bố trí hơn 2.581 tỷ đồng vốn trong nước và hơn 40 tỷ đồng vốn nước ngoài. Trong giai đoạn này, tỉnh Bình Dương dự kiến bố trí 40 dự án, công trình trọng điểm với tổng vốn hơn 13.821 tỷ đồng.

"Bình Dương bố trí vốn ưu tiên cho lĩnh vực giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, tạo quỹ đất sạch để chủ động trong công tác đầu tư công. Thực hiện tốt công tác quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh nhấn mạnh.

(Nguồn: http://tienphong.vn/binh-duong-tap-trung-von-cho-loat-du-an-duong-giao-thong-lien-ket-vung-post1394015.tpo)

Logistics tăng trưởng nhanh, Bình Dương đứng trước bài toán an cư cho ngàn lao động trẻ

Bình Dương đang sở hữu nhiều lợi thế để có thể thăng hạng trên bản đồ logistics phía Nam. Nhưng đi cùng cơ hội đó, tỉnh đứng trước thách thức giải bài toán an cư cho hàng ngàn lao động, nhất là ở TP. Thuận An – nơi được xem là “thủ phủ” logistics trong tương lai.

Tận dụng lợi thế, Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua logistics
Với tốc độ phát triển tương đối cao đạt 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất Việt Nam trong thời gian qua. Tại Hội thảo quốc tế về logistics (tháng 7/2021), Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này trong nền kinh tế và xác định phát triển logistics là mục tiêu dài hạn.

Không nằm ngoài kế hoạch chung của cả nước, Bình Dương cũng đặt nhiệm vụ chính trong năm 2020 – 2025 là tập trung phát triển và xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.

Ông Võ Hải – Thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam nhận xét: “Thông thường, logistics được hiểu ngắn gọn là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, logistics còn bao gồm các dịch vụ khác như sơ chế, chế biến, đóng gói, bốc xếp, lưu trữ hàng hóa, thực hiện thủ tục hải quan, xử lý hàng hóa tồn kho,… Và Bình Dương hội tụ các điều kiện cần và đủ để phát triển các hoạt động logistics, không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn mà cả khu vực phía Nam.”
Bình Dương chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển

Thứ nhất, dù Bình Dương không sở hữu sân bay hay cảng biển nhưng lại nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với TP HCM, Đồng Nai – các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuộc top đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng hiện đại cùng kết nối vùng dễ dàng là ưu thế để tỉnh trở thành lựa chọn của các doanh nghiệp.

Thứ hai, với 29 khu công nghiệp, chiếm ¼ diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam, nhu cầu logistics tại Bình Dương cũng đã khá lớn. Theo báo cáo của Sở Công Thương, năm 2020 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9,31%/năm, nhiều hơn so với mức đề ra.

Thứ ba, tỉnh có sông Sài Gòn và Đồng Nai bao bọc, tạo điều kiện phát triển mạnh về vận tải đường thủy. Các cảng sông đáp ứng nhu cầu vận tải lớn như Bình Dương, An Cơ, Thạnh Phước… cũng nối liền cụm cảng quốc tế ở Vũng Tàu và TP.HCM, tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả của dịch vụ logistics.

Cuối cùng, Bình Dương là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hải quan. So với thời gian trung bình của cả nước, thời gian thông quan tại Bình Dương nhanh gấp 30 lần đối với hàng xuất khẩu và gần gấp 4 lần đối với hàng nhập khẩu. Đây lợi thế cạnh tranh hiếm có, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

TP. Thuận An – “thủ phủ logistics” thu hút hàng ngàn lao động trẻ
Trong quy hoạch của UBND Bình Dương, TP.Thuận An sẽ là “trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu não” của cả tỉnh. Với định hướng này, Thuận An có nhiều tiềm năng trở thành “thủ phủ logistics” bởi số lượng doanh nghiệp gia tăng nhanh, kéo theo nhu cầu logistics lớn trong vài năm tới.
TP. Thuận An là vùng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ sớm nhất của tỉnh Bình Dương

Bên cạnh đó, Bình Dương đang là điểm tiếp nhận hàng hóa từ 2 vùng nguyên liệu lớn. Đầu tiên là vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp - từ Lào và Tây Nguyên, theo trục Bắc Nam hướng quốc lộ 14 qua Tân Uyên, Nam Tân Uyên, Bến Cát,... rồi đến Thuận An để gia công sản xuất. Thứ hai là vùng nguyên liệu thô từ Campuchia theo quốc lộ 22 (Xuyên Á) về Bến Cát, Thủ Dầu Một để sơ chế và đóng gói, sau đó chuyển đến Thuận An.

Có thể thấy, Thuận An là “mắt xích” quan trọng trong con đường xuất khẩu hàng hóa đi châu Âu hay Mỹ, nhờ có quốc lộ 13, vành đai 3, Mỹ Phước - Tân Vạn dễ dàng kết nối cảng biển (Thị Vải, Cái Mép), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9), sân bay Quốc tế Long Thành (Đồng Nai),…

Ngoài ra, hạ tầng giao thông – yếu tố then chốt trong phát triển logistics cũng được UBND tỉnh chú trọng đầu tư, với ngân sách lên đến 6.000 tỷ đồng. Nơi đây cũng đang sở hữu tiện ích tốt nhất Bình Dương khi tập trung các trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, sân golf đẳng cấp.

Với vị thế sẽ trở thành “thủ phủ logistics”, Thuận An được xem là lựa chọn hàng đầu cho những người trẻ muốn tìm cơ hội nghề nghiệp ổn định. Chị Thanh Thủy - Phó giám đốc công ty Human Power – một trong những công ty tư vấn nhân sự lớn tại Thuận An chia sẻ thêm: “Hiện tại, nguồn cung nhân lực logistics tại địa phương chỉ đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong 2 – 3 năm tới, nhu cầu nhân sự cho ngành này lên đến con số hàng ngàn người, nhất là các lao động có tay nghề.”

Tuy nhiên, sự thăng hạng của logistics góp phần vào sự phát triển các ngành kinh tế khác, dẫn đến Thuận An phải đứng trước thách thức mới. Với dân số hơn 600.000 người (trong đó dân nhập cư chiếm hơn 70%), cùng khoảng 10.000 lao động mới mỗi năm phục vụ cho logistics nói riêng và các ngành nghề khác nói chung khiến nhu cầu “an cư” trở thành bài toán khó giải.

Theo thông tin Sở Xây dựng Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2021, Thuận An đang có khoảng 30 dự án được cấp phép mở bán. Sau khảo sát, phần lớn các dự án đều nằm ngoài khả năng tài chính của đại đa số lao động trẻ khi đang ở mức giá từ 30 triệu đồng/ m2 trở lên, và chiều hướng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Người dân lại càng có ít lựa chọn hơn khi muốn tìm dự án có mức giá “dễ thở” nhưng dễ tiếp cận với hệ thống tiện ích hiện đại như trung tâm mua sắm Aeon Mall, Lotte Mart, bệnh viện quốc tế Becamex,…

Đặc biệt, ở vị trí dễ liên kết với Mỹ Phước – Tân Vạn, các dự án được chào bán với mức giá trung bình 27 triệu/m2. Trong vài năm tới, khu vực này có thể nhanh chóng thiết lập mặt bằng giá mới bởi Mỹ Phước – Tân Vạn là một trong những tuyến đường huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển logistics tại Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung. Ở thời điểm hiện tại, Tecco Felice Homes là dự án hiếm hoi nằm gần Mỹ Phước – Tân Vạn (đoạn vòng xoay An Phú) có giá hấp dẫn tại TP. Thuận An, chỉ với 22.9 triệu/m2 – mức trợ giá hậu dịch COVID - 19 đến từ chủ đầu tư. Theo giới kinh doanh bất động sản, đây là mức giá hợp lý với người lao động có thâm niên hoặc gia đình trẻ có tổng thu nhập trung bình khoảng 16 -20 triệu/tháng.

(Nguồn: Nguồn: http://danviet.vn/logistics-tang-truong-nhanh-binh-duong-dung-truoc-bai-toan-an-cu-cho-ngan-lao-dong-tre-502021271012212865.htm)

TP.HCM, Bình Dương “bắt tay” mở rộng Quốc lộ 13 đón làn sóng đầu tư mới?

TPHCM dự kiến mở rộng Quốc lộ 13 (QL13 - từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu), trong khi Bình Dương sẽ giải phóng mặt bằng QL13 (đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong), dự kiến thực hiện trước năm 2025.

Mở rộng Quốc lộ 13, xóa “khoảng cách” TPHCM – Bình Dương
Theo Sở GTVT TPHCM, dự án mở rộng QL13 có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.300 tỉ, giải phóng mặt bằng khoảng 8.100 tỉ; còn lại là các khoản khác.

Phía Bình Dương hiện đã mở rộng QL13 lên 6 làn xe, sắp tới lên 8 làn xe, đưa quốc lộ trở thành đại lộ. Đây là dự án trọng điểm tạo động lực phát triển mới cho TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Ngoài ra, theo Quyết định 4291/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, dự kiến đến năm 2025, tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua đoạn quốc lộ này. Bên cạnh đó còn có các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh… 
Nhiều tiện tích cao cấp trên Quốc lộ 13 như: Aeon Mall, Lotte Mart, các bệnh viện quốc tế
Trước đó, Quyết định 1071/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương cũng quyết định mở rộng QL13 (đoạn từ Lái Thiêu đến đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính - thương mại - dịch vụ lớn nhất tỉnh. Trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại quy mô lớn.
Hiện vốn đầu tư cho từng hạng mục trong dự án đã được UBND tỉnh Bình Dương lên kế hoạch sẵn sàng thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Kế hoạch cho làn sóng đầu tư mới?
Hiện QL13 được xem là miền đất hứa cho các nhà đầu tư với hàng loạt tập đoàn lớn như: Aeon Mall, Lotte Mart, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, Becamex, Columbia Asia… Trục đường này cũng tập trung hàng loạt khu công nghiệp lớn như: VSIP 1, Việt Hương… với hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân.

Với lợi thế là vùng “Đổi mới sáng tạo’’ của Bình Dương, thành phố vệ tinh của TPHCM, Thuận An hứa hẹn hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình chuyển mình của QL13.

Hiện hàng loạt chủ đầu tư lớn cũng đã chuẩn bị quỹ đất và bắt đầu phát triển các dự án tại Thuận An như: SP Setia, Sembcorp, Phát Đạt, Danh Khôi, Lê Phong, Hưng Thịnh, Đất Xanh…

Theo DKRA Vietnam, Thuận An đứng thứ 2 toàn tỉnh về nguồn cung mới giai đoạn 2017 - 2020 với hơn 4.000 căn, tỷ lệ tiêu thụ khoảng 92%. Từ mặt bằng giá 20 - 25 triệu đồng/m2 (năm 2017 – 2018), đến nay giá chạm ngưỡng 38 - 45 triệu đồng/m2. Dự kiến, mức giá này sẽ chưa dừng lại.

Phân khúc căn hộ cao cấp cũng dần xuất hiện đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng nơi đây như: dự án Habitat, Eco Xuân Skyresidence, The Emerald Golf View, Astral City (đang triển khai)... Hiện các dự án này đều tiêu thụ rất tốt.

Ông Trần Hiếu - Phó Tổng giám đốc khối Tiếp thị và Kinh doanh DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị và phân phối Astral City nhận định: “Chúng tôi đang xây dựng Astral City trở thành biểu tượng của TP.Thuận An với chuỗi tiện ích vượt trội như hồ bơi vô cực trên không, suối nhiệt đới… nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn mực sống mới cho người dân nơi đây”.

(Nguồn http://danviet.vn/tphcm-binh-duong-bat-tay-mo-rong-quoc-lo-13-don-lan-song-dau-tu-moi-502021459748120.htm)

Điều kiện-Thủ tục mua nhà cho Việt kiều và Người nước ngoài tại Việt Nam

Căn Hộ Eco Xuân Bình Dương trong thời gian qua đã thu hút rất nhiều sự chú ý của khách hàng Việt kiều và nước ngoài là các chuyên gia làm việc ở các khu Công nghiệp lớn ở Bình Dương.
Hiện tại Công ty TNHH Sp Setia Lái Thiêu - Chủ đầu tư dự án Eco Xuân đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để Việt kiều và người nước ngoài được đăng ký mua căn hộ Eco Xuân.
Người nước ngoài tìm hiểu mua dự án Eco Xuân
Sau một thời gian chuẩn bị và vận dụng Luật Kinh Doanh Bất Động sản mới 2015, SP Setia Lái Thiêu về cơ bản đã tạo điều kiện cho khách hàng là Việt Kiều và người nước ngoài có thể mua được các sản phẩm do Tập Đoàn đầu tư. Việc áp dụng này, Sp Setia bắt đầu từ bloc B dự án Eco Xuân Lái Thiêu - nơi tập trung khá nhiều chuyên gia người nước ngoài tại Bình Dương. Về điều kiện và thủ tục được nêu rõ dưới đây.

Về hình thức và số lượng nhà ở được sở hữu: Theo quy định mới, Việt kiều có thể sở hữu nhà ở hoặc nền đất thuộc dự án nhà ở thương mại trong nước với số lượng không hạn chế.

Còn với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư. Trong đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư thì họ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Đối với nhà ở riêng lẻ trong dự án nhà ở thương mại thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng cụ thể như sau:

+ Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì họ chỉ được sở hữu không quá 10% (tương đương 250 căn) trên tổng số lượng nhà ở của dự án đó.

+ Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì họ cũng chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

- Điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết để người nước ngoài, Việt kiều được sở hữu nhà ở trong nước:

- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, đối với Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

Còn với trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.

Với cá nhân nước ngoài thì hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý.

Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

- Phương thức thanh toán:

Việc thanh toán tiền mua bán, thuê nhà ở có thể thực hiện thông qua tổ chức tín dụng hoặc sử dụng tiền mặt, theo sự thoả thuận giữa các bên trong nội dung hợp đồng.

Còn việc thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt kiều và việc chuyển tiền bán, cho thuê mua nhà ở ra nước ngoài của các đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể.

- Thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam được quy định cho người nước ngoài: Tối đa là 50 năm.
Eco Xuân là dự án SP Setia đã hỗ trợ cho Việt Kiều và người nước ngoài sở hữu rất thuận lợi
- Người nước ngoài có được quyền mua bán không?

Theo quy định mới của Luật Nhà ở năm 2014, thì cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn với tổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:

+ Nếu bên mua, bên nhận tặng cho là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước hay Việt kiều thì họ sẽ được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.

+ Nếu bên mua, bên nhận tặng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

- Hợp đồng mua bán

Theo quy định tại Điều 6 Luật Công chứng thì: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt”. Vì vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch do bên yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Việc giao dịch nhà ở thông qua doanh nghiệp bất động sản thì có thể áp dụng theo mẫu được quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Các mẫu hợp đồng này có thể lập song ngữ và để đảm bảo tính pháp lý thì nên có người phiên dịch.

Đối với dự án Eco Xuân, Công ty SP Setia Lái Thiêu cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng thuộc đối tượng trên một cách nhanh nhất. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp các sàn giao dịch ủy quyền và Chủ đầu tư để được tư vấn thủ tục và hỗ trợ đầy đủ.

TinTuc