Hiển thị các bài đăng có nhãn TinTuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TinTuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Bình Dương tập trung vốn cho loạt dự án đường giao thông liên kết vùng

TPO - Để thực hiện các “siêu dự án” đường giao thông liên kết vùng, tỉnh Bình Dương sẽ cắt giảm nguồn vốn ở dự án quy mô nhỏ. Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến Bình Dương phải chi gần 50.000 tỷ đồng để đầu tư công.
Bình Dương ưu tiên vốn phát triển dự án giao thông liên kết vùng-ảnh 1
Ngày 18/11/2021, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị, địa phương liên quan đến đầu tư công.

Tại cuộc họp, một số địa phương đã kiến nghị xem xét, cân đối để bố trí thêm vốn cho các dự án mang tính cấp thiết nhằm phát triển kinh tế- xã hội. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, một số địa phương xin chuyển nguồn vốn năm 2021 sang năm 2022 để thực hiện.

Ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, qua rà soát các nguồn vốn trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến có khả năng cắt giảm, huy động vốn cho các dự án giao thông quan trọng của tỉnh như: Đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Mỹ Phước – Tân Vạn,... ngay sau khi các dự án đảm bảo thủ tục đầu tư và đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định.
Bình Dương ưu tiên vốn phát triển dự án giao thông liên kết vùng-ảnh 2
Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương Phạm Văn Chánh cho biết thêm, tới đây địa phương sẽ ưu tiên thứ tự công trình, dự án mang tính cấp thiết để rót vốn thực hiện trước.

Theo kế hoạch, vốn ngân sách của tỉnh Bình Dương dành cho đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 gần 50.000 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh bố trí 31.912 tỷ đồng cho 445 dự án; vốn ngân sách cấp huyện phân bổ 9.500 tỷ đồng cho 9 huyện, thị xã, thành phố; vốn bội chi ngân sách tỉnh năm 2021 bố trí 204,5 tỷ đồng cho 2 dự án.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh chiếm 70 tỷ đồng; dự phòng ngân sách tỉnh hơn 7.945 tỷ đồng dự kiến bố trí cho 62 dự án đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện bố trí vốn thực hiện. Đồng thời, nguồn ngân sách trung ương bố trí hơn 2.581 tỷ đồng vốn trong nước và hơn 40 tỷ đồng vốn nước ngoài. Trong giai đoạn này, tỉnh Bình Dương dự kiến bố trí 40 dự án, công trình trọng điểm với tổng vốn hơn 13.821 tỷ đồng.

"Bình Dương bố trí vốn ưu tiên cho lĩnh vực giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, tạo quỹ đất sạch để chủ động trong công tác đầu tư công. Thực hiện tốt công tác quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh nhấn mạnh.

(Nguồn: http://tienphong.vn/binh-duong-tap-trung-von-cho-loat-du-an-duong-giao-thong-lien-ket-vung-post1394015.tpo)

Logistics tăng trưởng nhanh, Bình Dương đứng trước bài toán an cư cho ngàn lao động trẻ

Bình Dương đang sở hữu nhiều lợi thế để có thể thăng hạng trên bản đồ logistics phía Nam. Nhưng đi cùng cơ hội đó, tỉnh đứng trước thách thức giải bài toán an cư cho hàng ngàn lao động, nhất là ở TP. Thuận An – nơi được xem là “thủ phủ” logistics trong tương lai.

Tận dụng lợi thế, Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua logistics
Với tốc độ phát triển tương đối cao đạt 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất Việt Nam trong thời gian qua. Tại Hội thảo quốc tế về logistics (tháng 7/2021), Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này trong nền kinh tế và xác định phát triển logistics là mục tiêu dài hạn.

Không nằm ngoài kế hoạch chung của cả nước, Bình Dương cũng đặt nhiệm vụ chính trong năm 2020 – 2025 là tập trung phát triển và xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.

Ông Võ Hải – Thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam nhận xét: “Thông thường, logistics được hiểu ngắn gọn là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, logistics còn bao gồm các dịch vụ khác như sơ chế, chế biến, đóng gói, bốc xếp, lưu trữ hàng hóa, thực hiện thủ tục hải quan, xử lý hàng hóa tồn kho,… Và Bình Dương hội tụ các điều kiện cần và đủ để phát triển các hoạt động logistics, không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn mà cả khu vực phía Nam.”
Bình Dương chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển

Thứ nhất, dù Bình Dương không sở hữu sân bay hay cảng biển nhưng lại nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với TP HCM, Đồng Nai – các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuộc top đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng hiện đại cùng kết nối vùng dễ dàng là ưu thế để tỉnh trở thành lựa chọn của các doanh nghiệp.

Thứ hai, với 29 khu công nghiệp, chiếm ¼ diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam, nhu cầu logistics tại Bình Dương cũng đã khá lớn. Theo báo cáo của Sở Công Thương, năm 2020 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9,31%/năm, nhiều hơn so với mức đề ra.

Thứ ba, tỉnh có sông Sài Gòn và Đồng Nai bao bọc, tạo điều kiện phát triển mạnh về vận tải đường thủy. Các cảng sông đáp ứng nhu cầu vận tải lớn như Bình Dương, An Cơ, Thạnh Phước… cũng nối liền cụm cảng quốc tế ở Vũng Tàu và TP.HCM, tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả của dịch vụ logistics.

Cuối cùng, Bình Dương là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hải quan. So với thời gian trung bình của cả nước, thời gian thông quan tại Bình Dương nhanh gấp 30 lần đối với hàng xuất khẩu và gần gấp 4 lần đối với hàng nhập khẩu. Đây lợi thế cạnh tranh hiếm có, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

TP. Thuận An – “thủ phủ logistics” thu hút hàng ngàn lao động trẻ
Trong quy hoạch của UBND Bình Dương, TP.Thuận An sẽ là “trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu não” của cả tỉnh. Với định hướng này, Thuận An có nhiều tiềm năng trở thành “thủ phủ logistics” bởi số lượng doanh nghiệp gia tăng nhanh, kéo theo nhu cầu logistics lớn trong vài năm tới.
TP. Thuận An là vùng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ sớm nhất của tỉnh Bình Dương

Bên cạnh đó, Bình Dương đang là điểm tiếp nhận hàng hóa từ 2 vùng nguyên liệu lớn. Đầu tiên là vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp - từ Lào và Tây Nguyên, theo trục Bắc Nam hướng quốc lộ 14 qua Tân Uyên, Nam Tân Uyên, Bến Cát,... rồi đến Thuận An để gia công sản xuất. Thứ hai là vùng nguyên liệu thô từ Campuchia theo quốc lộ 22 (Xuyên Á) về Bến Cát, Thủ Dầu Một để sơ chế và đóng gói, sau đó chuyển đến Thuận An.

Có thể thấy, Thuận An là “mắt xích” quan trọng trong con đường xuất khẩu hàng hóa đi châu Âu hay Mỹ, nhờ có quốc lộ 13, vành đai 3, Mỹ Phước - Tân Vạn dễ dàng kết nối cảng biển (Thị Vải, Cái Mép), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9), sân bay Quốc tế Long Thành (Đồng Nai),…

Ngoài ra, hạ tầng giao thông – yếu tố then chốt trong phát triển logistics cũng được UBND tỉnh chú trọng đầu tư, với ngân sách lên đến 6.000 tỷ đồng. Nơi đây cũng đang sở hữu tiện ích tốt nhất Bình Dương khi tập trung các trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, sân golf đẳng cấp.

Với vị thế sẽ trở thành “thủ phủ logistics”, Thuận An được xem là lựa chọn hàng đầu cho những người trẻ muốn tìm cơ hội nghề nghiệp ổn định. Chị Thanh Thủy - Phó giám đốc công ty Human Power – một trong những công ty tư vấn nhân sự lớn tại Thuận An chia sẻ thêm: “Hiện tại, nguồn cung nhân lực logistics tại địa phương chỉ đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong 2 – 3 năm tới, nhu cầu nhân sự cho ngành này lên đến con số hàng ngàn người, nhất là các lao động có tay nghề.”

Tuy nhiên, sự thăng hạng của logistics góp phần vào sự phát triển các ngành kinh tế khác, dẫn đến Thuận An phải đứng trước thách thức mới. Với dân số hơn 600.000 người (trong đó dân nhập cư chiếm hơn 70%), cùng khoảng 10.000 lao động mới mỗi năm phục vụ cho logistics nói riêng và các ngành nghề khác nói chung khiến nhu cầu “an cư” trở thành bài toán khó giải.

Theo thông tin Sở Xây dựng Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2021, Thuận An đang có khoảng 30 dự án được cấp phép mở bán. Sau khảo sát, phần lớn các dự án đều nằm ngoài khả năng tài chính của đại đa số lao động trẻ khi đang ở mức giá từ 30 triệu đồng/ m2 trở lên, và chiều hướng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Người dân lại càng có ít lựa chọn hơn khi muốn tìm dự án có mức giá “dễ thở” nhưng dễ tiếp cận với hệ thống tiện ích hiện đại như trung tâm mua sắm Aeon Mall, Lotte Mart, bệnh viện quốc tế Becamex,…

Đặc biệt, ở vị trí dễ liên kết với Mỹ Phước – Tân Vạn, các dự án được chào bán với mức giá trung bình 27 triệu/m2. Trong vài năm tới, khu vực này có thể nhanh chóng thiết lập mặt bằng giá mới bởi Mỹ Phước – Tân Vạn là một trong những tuyến đường huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển logistics tại Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung. Ở thời điểm hiện tại, Tecco Felice Homes là dự án hiếm hoi nằm gần Mỹ Phước – Tân Vạn (đoạn vòng xoay An Phú) có giá hấp dẫn tại TP. Thuận An, chỉ với 22.9 triệu/m2 – mức trợ giá hậu dịch COVID - 19 đến từ chủ đầu tư. Theo giới kinh doanh bất động sản, đây là mức giá hợp lý với người lao động có thâm niên hoặc gia đình trẻ có tổng thu nhập trung bình khoảng 16 -20 triệu/tháng.

(Nguồn: Nguồn: http://danviet.vn/logistics-tang-truong-nhanh-binh-duong-dung-truoc-bai-toan-an-cu-cho-ngan-lao-dong-tre-502021271012212865.htm)

TP.HCM, Bình Dương “bắt tay” mở rộng Quốc lộ 13 đón làn sóng đầu tư mới?

TPHCM dự kiến mở rộng Quốc lộ 13 (QL13 - từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu), trong khi Bình Dương sẽ giải phóng mặt bằng QL13 (đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong), dự kiến thực hiện trước năm 2025.

Mở rộng Quốc lộ 13, xóa “khoảng cách” TPHCM – Bình Dương
Theo Sở GTVT TPHCM, dự án mở rộng QL13 có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.300 tỉ, giải phóng mặt bằng khoảng 8.100 tỉ; còn lại là các khoản khác.

Phía Bình Dương hiện đã mở rộng QL13 lên 6 làn xe, sắp tới lên 8 làn xe, đưa quốc lộ trở thành đại lộ. Đây là dự án trọng điểm tạo động lực phát triển mới cho TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Ngoài ra, theo Quyết định 4291/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, dự kiến đến năm 2025, tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua đoạn quốc lộ này. Bên cạnh đó còn có các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh… 
Nhiều tiện tích cao cấp trên Quốc lộ 13 như: Aeon Mall, Lotte Mart, các bệnh viện quốc tế
Trước đó, Quyết định 1071/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương cũng quyết định mở rộng QL13 (đoạn từ Lái Thiêu đến đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính - thương mại - dịch vụ lớn nhất tỉnh. Trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại quy mô lớn.
Hiện vốn đầu tư cho từng hạng mục trong dự án đã được UBND tỉnh Bình Dương lên kế hoạch sẵn sàng thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Kế hoạch cho làn sóng đầu tư mới?
Hiện QL13 được xem là miền đất hứa cho các nhà đầu tư với hàng loạt tập đoàn lớn như: Aeon Mall, Lotte Mart, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, Becamex, Columbia Asia… Trục đường này cũng tập trung hàng loạt khu công nghiệp lớn như: VSIP 1, Việt Hương… với hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân.

Với lợi thế là vùng “Đổi mới sáng tạo’’ của Bình Dương, thành phố vệ tinh của TPHCM, Thuận An hứa hẹn hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình chuyển mình của QL13.

Hiện hàng loạt chủ đầu tư lớn cũng đã chuẩn bị quỹ đất và bắt đầu phát triển các dự án tại Thuận An như: SP Setia, Sembcorp, Phát Đạt, Danh Khôi, Lê Phong, Hưng Thịnh, Đất Xanh…

Theo DKRA Vietnam, Thuận An đứng thứ 2 toàn tỉnh về nguồn cung mới giai đoạn 2017 - 2020 với hơn 4.000 căn, tỷ lệ tiêu thụ khoảng 92%. Từ mặt bằng giá 20 - 25 triệu đồng/m2 (năm 2017 – 2018), đến nay giá chạm ngưỡng 38 - 45 triệu đồng/m2. Dự kiến, mức giá này sẽ chưa dừng lại.

Phân khúc căn hộ cao cấp cũng dần xuất hiện đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng nơi đây như: dự án Habitat, Eco Xuân Skyresidence, The Emerald Golf View, Astral City (đang triển khai)... Hiện các dự án này đều tiêu thụ rất tốt.

Ông Trần Hiếu - Phó Tổng giám đốc khối Tiếp thị và Kinh doanh DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị và phân phối Astral City nhận định: “Chúng tôi đang xây dựng Astral City trở thành biểu tượng của TP.Thuận An với chuỗi tiện ích vượt trội như hồ bơi vô cực trên không, suối nhiệt đới… nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn mực sống mới cho người dân nơi đây”.

(Nguồn http://danviet.vn/tphcm-binh-duong-bat-tay-mo-rong-quoc-lo-13-don-lan-song-dau-tu-moi-502021459748120.htm)

Điều kiện-Thủ tục mua nhà cho Việt kiều và Người nước ngoài tại Việt Nam

Căn Hộ Eco Xuân Bình Dương trong thời gian qua đã thu hút rất nhiều sự chú ý của khách hàng Việt kiều và nước ngoài là các chuyên gia làm việc ở các khu Công nghiệp lớn ở Bình Dương.
Hiện tại Công ty TNHH Sp Setia Lái Thiêu - Chủ đầu tư dự án Eco Xuân đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để Việt kiều và người nước ngoài được đăng ký mua căn hộ Eco Xuân.
Người nước ngoài tìm hiểu mua dự án Eco Xuân
Sau một thời gian chuẩn bị và vận dụng Luật Kinh Doanh Bất Động sản mới 2015, SP Setia Lái Thiêu về cơ bản đã tạo điều kiện cho khách hàng là Việt Kiều và người nước ngoài có thể mua được các sản phẩm do Tập Đoàn đầu tư. Việc áp dụng này, Sp Setia bắt đầu từ bloc B dự án Eco Xuân Lái Thiêu - nơi tập trung khá nhiều chuyên gia người nước ngoài tại Bình Dương. Về điều kiện và thủ tục được nêu rõ dưới đây.

Về hình thức và số lượng nhà ở được sở hữu: Theo quy định mới, Việt kiều có thể sở hữu nhà ở hoặc nền đất thuộc dự án nhà ở thương mại trong nước với số lượng không hạn chế.

Còn với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư. Trong đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư thì họ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Đối với nhà ở riêng lẻ trong dự án nhà ở thương mại thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng cụ thể như sau:

+ Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì họ chỉ được sở hữu không quá 10% (tương đương 250 căn) trên tổng số lượng nhà ở của dự án đó.

+ Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì họ cũng chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

- Điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết để người nước ngoài, Việt kiều được sở hữu nhà ở trong nước:

- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, đối với Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

Còn với trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.

Với cá nhân nước ngoài thì hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý.

Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

- Phương thức thanh toán:

Việc thanh toán tiền mua bán, thuê nhà ở có thể thực hiện thông qua tổ chức tín dụng hoặc sử dụng tiền mặt, theo sự thoả thuận giữa các bên trong nội dung hợp đồng.

Còn việc thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt kiều và việc chuyển tiền bán, cho thuê mua nhà ở ra nước ngoài của các đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể.

- Thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam được quy định cho người nước ngoài: Tối đa là 50 năm.
Eco Xuân là dự án SP Setia đã hỗ trợ cho Việt Kiều và người nước ngoài sở hữu rất thuận lợi
- Người nước ngoài có được quyền mua bán không?

Theo quy định mới của Luật Nhà ở năm 2014, thì cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn với tổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:

+ Nếu bên mua, bên nhận tặng cho là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước hay Việt kiều thì họ sẽ được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.

+ Nếu bên mua, bên nhận tặng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

- Hợp đồng mua bán

Theo quy định tại Điều 6 Luật Công chứng thì: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt”. Vì vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch do bên yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Việc giao dịch nhà ở thông qua doanh nghiệp bất động sản thì có thể áp dụng theo mẫu được quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Các mẫu hợp đồng này có thể lập song ngữ và để đảm bảo tính pháp lý thì nên có người phiên dịch.

Đối với dự án Eco Xuân, Công ty SP Setia Lái Thiêu cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng thuộc đối tượng trên một cách nhanh nhất. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp các sàn giao dịch ủy quyền và Chủ đầu tư để được tư vấn thủ tục và hỗ trợ đầy đủ.

TinTuc